Bài giảng Giáo dục công dân Lớp 6 - Bài 15: Quyền và nghĩa vụ học tập - Lâm Chí Kiên

Tình huống

Nhà Lan rất nghèo, không đủ điều kiện để học tập. Nhưng bố mẹ vẫn cố gắng không để Lan thất học. Vậy mà vào lớp Lan lại lười học, Lan cho rằng nhà mình nghèo, có cố gắng học cho tốt cũng không có ích lợi gì. Lan đến trường cũng chỉ vì bố mẹ bắt buộc mà thôi.

Hỏi: Em nhận xét gì về suy nghĩ  của Lan? Nếu là bạn Lan, em sẽ khuyên Lan như thế nào?

ppt 22 trang minhlee 09/03/2023 6640
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Giáo dục công dân Lớp 6 - Bài 15: Quyền và nghĩa vụ học tập - Lâm Chí Kiên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptbai_giang_giao_duc_cong_dan_lop_6_bai_15_quyen_va_nghia_vu_h.ppt

Nội dung text: Bài giảng Giáo dục công dân Lớp 6 - Bài 15: Quyền và nghĩa vụ học tập - Lâm Chí Kiên

  1. TRƯỜNG THCS VÀ THPT MỸ HÒA HƯNG BÀI 15: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ HỌC TẬP GV THỰC HIỆN: LÂM CHÍ KIÊN 1
  2. ❖ Thảo luận nhóm: ❖Nhóm 1: Nếu không đi học, sẽ bị thiệt thòi như thế nào? ❖Nhóm 2: Ý nghĩa của việc học tập đối với bản thân? ❖Nhóm 3: Ý nghĩa của việc học tập với gia đình? ❖Nhóm 4: Ý nghĩa của việc học tập đối với xã hội? 3
  3. Bác Hồ thăm một lớp bình dân học vụ
  4. Tình huống Nhà Lan rất nghèo, không đủ điều kiện để học tập. Nhưng bố mẹ vẫn cố gắng không để Lan thất học. Vậy mà vào lớp Lan lại lười học, Lan cho rằng nhà mình nghèo, có cố gắng học cho tốt cũng không có ích lợi gì. Lan đến trường cũng chỉ vì bố mẹ bắt buộc mà thôi. Hỏi: Em nhận xét gì về suy nghĩ của Lan? Nếu là bạn Lan, em sẽ khuyên Lan như thế nào?
  5. * Điều 39 – Hiến pháp 2013 Công dân có quyền và nghĩa vụ học tập. * Điều 1: Luật phổ cập giáo dục tiểu học “Nhà nước thực hiện chính sách phổ cập giáo dục tiểu học bắt buộc từ lớp 1 đến hết lớp 5 đối với tất cả trẻ em Việt Nam trong độ tuổi từ 6 – 14 tuổi.” * Điều 9: Luật Giáo dục: “Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân. Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, giới tính, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội hoặc hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập”
  6. ? Hãy kể tên các hình thức học tập mà em biết? 11
  7. Tình huống 1: ❖An và khoa tranh luận với nhau. ❖An nói, học tập là quyền của mình, muốn học hay không là quyền của mỗi người không ai được ép buộc mình học. ❖Khoa nói, tớ chẳng muốn học ở lớp này tí nào cả vì toàn là các bạn nghèo, quê ơi là quê. Chúng nó phải học ở các lớp riêng hoặc không được đi học mới đúng. ❖Em hãy nêu suy nghĩ của mình về ý kiến của An và Khoa? 13
  8. 2. Nội dung cơ bản của quyền và nghĩa vụ học tập của công dân ❖ a/Quyền học tập: ❖ Mọi CD có thể học không hạn chế, từ bậc giáo dục tiểu học đến trung học, đại học, sau đại học; có thể học bất cứ ngành nghề nào thích hợp với bản thân; tùy điều kiện cụ thể có thể học bằng nhiều hình thức và có thể học suốt đời. ❖ b. Nghĩa vụ: ❖ - Trẻ em trong độ tuổi từ 6 đến 14 tuổi có nghĩa vụ bắt buộc phải hoàn thành bậc giáo dục tiểu học ( từ lớp 1 đến lớp 5), là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục nước ta. ❖ Mọi công dân đến 1815 tuổi đều phải tốt nghiệp THCS.
  9. 3. Trách nhiệm của gia đình: ❖Gia đình (cha mẹ hoặc người đỡ đầu) có trách nhiệm tạo điều kiện cho con em hoàn thành nghĩa vụ học tập của mình, đặc biệt là ở bậc giáo dục tiểu học. 17
  10. Bài tập 1: H·y ®äc c¸c néi dung ë cét 1 vµ ®¸nh dÊu vµo cét 2 vµ cét 3 mµ em cho lµ ®óng x Quyền Nghĩa vụ học Nội dung (1) (2) tập (3) Được đi học x Học hành chăm chỉ x Có thể học bất cứ ngành nghề nào x Phải tự học và có phương pháp học tốt x Học nữa học mãi x Học bất cứ hình thức nào x Tự học x
  11. Bài 3: Theo em, những biểu hiện trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập sau đây là đúng hay sai? Vì sao? - Chỉ chăm chú vào học tập, ngoài ra không làm một việc gì. - Chỉ học trên lớp, thời gian còn lại vui chơi thoải mái. - Ngoài giờ học ở trường, có kế hoạch tự học ở nhà, lao động giúp cha mẹ, vui chơi giải trí, rèn luyện thân thể. Chọn ý thứ 3 là đúng vì phải cân đối giữa nhiệm vụ học tập với nhiệm vụ khác và phải có phương pháp học tập đúng đắn.