Bài giảng Giáo dục công dân Lớp 12 - Bài 8: Pháp luật với sự phát triển của công dân (Tiết 1) - Trường THCS & THPT Mỹ Hòa Hưng

1/ QUYỀN HỌC TẬP

a. Khái niệm:

Mọi công dân đều có quyền học từ thấp đến cao, có thể học bất cứ ngành nghề nào, có thể học bằng nhiều hình thức và có thể học thường xuyên, học suốt đời.

b. Nội dung:

Mọi công dân đều có quyền học không hạn chế.

Công dân có thể học bất cứ ngành nghề nào phù hợp với năng khiếu, khả năng, sở thích và điều kiện của mình

Công dân có quyền học thường xuyên, học suốt đời.

Mọi công dân đều được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập.

pptx 21 trang minhlee 09/03/2023 1880
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Giáo dục công dân Lớp 12 - Bài 8: Pháp luật với sự phát triển của công dân (Tiết 1) - Trường THCS & THPT Mỹ Hòa Hưng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_giao_duc_cong_dan_lop_12_bai_8_phap_luat_voi_su_ph.pptx

Nội dung text: Bài giảng Giáo dục công dân Lớp 12 - Bài 8: Pháp luật với sự phát triển của công dân (Tiết 1) - Trường THCS & THPT Mỹ Hòa Hưng

  1. BÀI 8 PHÁP LUẬT VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG DÂN- TIẾT 1
  2. “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai cùng các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”. Điều 39.( HP 2013) Công dân có quyền và nghĩa vụ học tập. Điều 61. 1. Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Điều 39.( HP 2013) Công dân có quyền và nghĩa vụ học tập.
  3. Công dân có quyền học thường xuyên, học suốt đời Sau đại học Đại học Trung học (THCS & THPT Tiểu học Mầm non
  4. Công dân có thể học bất cứ ngành nghề nào phù hợp với khả năng, sở thích và điều kiện của mình. Công nhân kĩ Ngành y Kỹ sư Luật sư Học nghề thuật
  5. Câu hỏi: Chị H tốt nghiệp THPT nhưng không có điều kiện học tiếp, nên chị đã đi làm công nhân. Một thời gian sau khi có điều kiện chị đã tham gia các lớp học ban đêm để nâng cao trình độ. Trong trường hợp này chị H đã thực hiện quyền gì ? A. Quyền học không hạn chế. B. Học từ thấp đến cao. C. Học thường xuyên, học suốt đời. D. Bình đẳng về cơ hội học tập.
  6. Câu hỏi: Bạn T có hoàn cảnh gia đình khó khăn, nên cha buộc T phải nghỉ học. Hành vi của cha bạn T đã vi phạm quyền gì của công dân? A. Quyền học không hạn chế. B. Quyền học tập học suốt đời. C. Quyền học thường xuyên. D. Bình đẳng về cơ hội học tập.
  7. I.- Quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân b- Quyền sáng tạo của công dân .- Quyền sáng tạo của công dân là gì? Quyền sáng tạo là quyền của mỗi công dân được tự do nghiên cứu khoa học, tự do tìm tòi, suy nghĩ để đưa ra các phát minh, sáng chế, sáng kiến, cải tiến kĩ thuật, khám phá khoa học để tạo ra các sản phẩm, công trình khoa học về các lĩnh vực của đời sống xã hội. Nghiên cứu hóa chất Nghiên cứu cổ vật
  8. CÁC EM LÊN YOUTU BE TÌM NGHE BÀI HÁT NCOVI SÁNG TÁC NHẠC SĨ KHẮC HƯNG QUA BÀI HÁT CÁC EM RÚT RA ĐƯỢC THÔNG ĐIỆP GÌ CHO BẢN THÂN?
  9. BÀI TẬP CỦNG CỐ Câu 1. Công dân thực hiện quyền sáng tạo trong trường hợp nào sau đây? A. Giám sát huy hoạch đô thị. B. Hợp lý hóa sản xuất. C. Sử dụng dịch vụ truyền thông. D. Kiểm tra sản phẩm. CÂU 104 MÃ ĐỀ 303- ĐỀ THI THPT QG NĂM 2019)
  10. BÀI TẬP CỦNG CỐ Câu 3: Chị D thuê anh S sao chép công thức chiết xuất tinh dầu đang trong thời gian chờ cấp bằng độc quyền sáng chế của anh A. Tuy nhiên, anh S đã bán công thức vừa sao chép được cho chị M vì chị M trả giá cao hơn. Sau đó, chị M nhận mình là tác giả của công thức chiết xuất tinh dầu trên rồi gửi tham dự cuộc thi sáng tạo. Những ai dưới đây vi phạm quyền sáng tạo của công dân? A. Anh A, chị M và chị D. B. Anh S, chị M và chị D. C. Chị D và anh S. D. Anh S và chị M. (CÂU 113 MÃ ĐỀ 321- ĐỀ THI THPT QG 2018)
  11. Chuẩn bị cho tiết sau: - Học bài. - Làm bài tập GDCD (cô gửi qua lớp học). - Đọc sách giáo khoa (Quyền phát triển ). - Xem trước nội dung tiết tới trong File GV gửi trong bài đăng.